Nguyên nhân gây ra hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, phần lớn những bé sinh đủ ngày và khỏe mạnh đều không bị hạ đường huyết. Ngay cả khi bé có nguy cơ bị hạ đường huyết thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Sau khi sinh, bé sẽ được khuyên bú mẹ ngay; đồng thời, được bác sĩ kiểm tra mức đường huyết với một xét nghiệm máu, nếu cần. Trong một số bệnh viện, xét nghiệm máu chỉ dành cho những bé sơ sinh có nguy cơ cao mắc một số bệnh nào đó. Nguyên nhân hạ đường huyết ở bé sơ sinh Mỗi tế bào trong cơ thể cần được cung cấp đường (hoặc glucose) để hoạt động tốt. Chúng ta lấy glucose từ thực phẩm mà chúng ta ăn, còn bé sơ sinh có được nó từ sữa. Sau khi chúng ta ăn hoặc sau khi bé được bú, lượng đường trong máu sẽ tăng lên tự nhiên.

Theo thời gian, lượng đường huyết này sẽ bắt đầu giảm xuống. Đường huyết giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, đặc biệt là insulin. Khi mọi thứ hoạt động nhịp nhàng, lượng đường trong máu rất ổn định. Nhưng khi mất cân bằng, hạ đường huyết có thể xảy ra. Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh Với bé sơ sinh, lượng đường trong máu của bé giảm xuống trong vài giờ đầu tiên sau sinh và điều này là bình thường. Hầu hết các bé sơ sinh khỏe mạnh đều không bị ảnh hưởng gì với trường hợp này. Nếu bé được bú mẹ bất kỳ khi nào bé muốn thì cơ thể bé sẽ duy trì được lượng đường ổn định.

Tuy nhiên, một số bé có nguy cơ cao, chẳng hạn, sinh ra từ những người mẹ bị bệnh tiểu đường khiến bé có quá nhiều insulin khi chào đời, làm lượng đường trong máu của bé thấp. Ngoài ra, bé có thể bị hạ đường huyết, nếu: Sinh non hoặc là bé sơ sinh nhẹ cân. Bị lạnh quá mức hoặc hạ thân nhiệt. Bị nhiễm trùng.